khử trùng silo-kho-nông sản-nhà máy

Công ty Khử Trùng Phương Việt nhận khử trùng sio, bồn chứa, bin trong các nhà máy . chuyên dịch vụ khử trùng kho , khử trùng nông sản, khử trùng nhà máy ( khử trùng lô hàng , silo , dây chuyền sản xuất , container, pallet, xe tải , tàu biển, sà lan… ) với giá rẻ nhất 

                                                                               

1. KHỬ TRÙNG SILO, BIN ,BỒN CHỨA

                                                                                            

a, Tìm hiểu về Silo, Bin

  • Silo là hệ thống bồn chứa nguyên liệu với mục đích giải quyết được áp lực mặt bằng và lượng hàng hóa luân chuyển liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Vậy làm như thế nào để bảo quản được lượng hàng hóa, nguyên liệu trong bồn chứa tránh bị tổn thất do côn trùng gây hại.
  • Công ty chúng tôi có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề sẽ giải quyết mọi âu lo của tất cả các bạn.

b, Nguyên tắc khử trùng Silo 

Bước 1 : Khảo sát và đo đạc

  • Khảo sát khu vực xung quanh Silo: khu dân cư, cửa thông gió (chính, phụ), hệ thống quạt đảo khí có sẵn của Silo, độ kín của Silo (Silo bằng sắt thép hoặc xi măng)
  • Khảo sát hàng hóa: loại hàng, khối lượng, thể tích, nhiệt độ và độ ẩm của hàng hóa, nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
  • Khảo sát tình hình dịch hại: xác định loài chính, loài phụ, các giai đoạn phát dục.
  • Đo đạc: đo kích thước Silo hoặc do nhà máy cung cấp số lượng tấn hàng hóa để quy đổi ra liều lượng thuốc sử dụng

Bước 2 : Công tác chuẩn bị

Nhân lực:

  • Chuẩn bị số lượng người cần thiết.

Vật tư trang thiết bị:

  • Thước, nón bảo hộ, găng tay bảo hộ, khẩu trang bảo hộ, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, pump phát hiện khí độc,
  • Biển cảnh giới, thang, đèn pin, giấy kraft, hồ dán, dụng cụ y tế,…

Thao tác:

  • Seal kín hệ thống, các cửa thông gió, quạt hút của Silo, các nắp, khe hở.
  • Đối với Silo có sẵn hệ thống đảo khí thì ta cần nối hệ thống đảo khí của ta chung với hệ thống đảo khí của Silo và đặt đường ống từ trên đỉnh Silo xuống đáy theo chiều gió từ trên đỉnh xuống đáy.
  • Đối với Silo không có sẵn hệ thống đảo khí quy trình ta cũng làm như trên nhưng cần sự hỗ trợ của nhà máy tạo ra một đường ống để gắn máy đảo khí vào đáy Silo.

Thử áp suất: Công việc thử áp suất nhằm kiểm tra độ kín của Silo:

  • Đặt dụng cụ đo áp suất vào vị trí đã được đánh dấu từ trước, áp kế cũng phải được kiểm tra trước khi sử dụng.
  • Gắn máy hút khí sau đó làm kín.
  • Vặn máy hút khí để tạo áp âm bên trong cây hàng.
  • Thời gian để cần cho sự giảm áp từ 500 Pascals đến 250 Pascals là khoảng 15 phút.

Bước 3 : Thao tác khử trùng

Đội trưởng thông báo với người quản lý Silo: yêu cầu người ra khỏi khu vực khử trùng

1.Mang vật tư thiết bị vào Silo ( cần kiểm tra số lượng và chủng loại)

2.Kiểm tra tổng quát Silo:

–          Đặt, dán biển cảnh giới.

Phải đảm bảo có sẵn các thứ sau đây:

  • Đủ thuốc.
  • Dây dù, túi vải.
  • Các vật liệu seal kín Silo.
  • Ống dẫn khí, dây ruột gà.
  • Cửa thử áp suất phải được dán kín.

3.Đội trưởng tiến hành tập hợp, kiểm diện công nhân, nhận báo cáo tình hình chuẩn bị, kiểm tra lần cuối, sau đó cho tiến hành đặt thuốc.

4.Đặt thuốc:

  • Bố trí người đeo mặt nạ, mở thuốc ngoài Silo, nơi khô ráo trống trãi.
  • Thời gian đặt thuốc tối đa cho mỗi lô hàng là 15 phút.
  • Bố trí người đặt thuốc.
  • Giăng dây dù trong Silo, bỏ thuốc vào túi vải, treo lên dây dù đã được giăng.

Chú ý:

  • Khi đặt thuốc phải mang mặt nạ bảo hộ, găng tay bảo hộ, giày bảo hộ.
  • Các viên thuốc không được để chồng lên nhau, không đặt dồn đống thuốc , tối đa 200gram/m2.
  • Không hút thuốc, ăn quà vặt khi đặt thuốc.

Bước 4: Cảnh giới

Nhiệm vụ của cảnh giới là:

  • Kiểm tra biển báo cảnh giới.
  • Kiểm tra rò rỉ thuốc bằng các dụng cụ đo
  • Xử lý sự cố.
  • Kiểm tra nồng độ thuốc:
    • Lần 1: 10 tiếng đồng hồ sau khi đặt thuốc.
    • Lần 2: 12 tiếng đồng hồ sau khi đặt thuốc.
    • Lần 3: 14 tiếng đồng hồ sau khi đặt thuốc.
  • Khi kiểm tra phải có 2 người đi cách nhau tối thiểu 5m.
  • Phải ghi tất cả các số liệu kiểm tra vào sổ cảnh giới: kết quả kiểm tra nồng độ, thời điểm, sự cố, xử lý sự cố.
  • Ngăn chặn người lạ vào nơi khử trùng trong suốt thời gian ủ thuốc.
  • Phải sử dụng mặt nạ bảo hộ khi cần bổ sung thuốc.

Bước 5 : Thông thoáng và nghiệm thu

Đối với việc khử trùng bằng phosphide thời gian ủ thuốc tối thiểu là 72 giờ, sau khi đủ thời gian ủ thuốc sẽ tiến hành thông thoáng theo các bước sau:

  • Mở niêm phong cửa Silo, mở tất cả các cửa Silo để được thông thoáng.
  • Mở các giấy krapf đã được dán, các vật dụng để làm kín để trả lại hiện trạng ban đầu cho Silo.
  • Thu dọn bã thuốc sạch sẽ, không để văng vãi và phun thuốc sát trùng xung quanh Silo.
  • Nghiệm thu Silo: xả hàng đã được khử trùng để lấy mẫu (tùy thuộc theo cách lấy mẫu nghiệm thu của từng nhà máy).

Lập biên bản nghiệm thu( theo mẫu công ty)

2. KHỬ TRÙNG KHO HÀNG NÔNG SẢN

                                                                                    

Bước 1: Khảo sát trước khi khử trùng

  •  Địa điểm khử trùng: sàn, khu vực xung quanh
  • Hàng hóa: loại hàng, cách sắp xếp, phương thức đóng gói, loại bao bì, nhiệt độ
  • Dịch hại: thành phần , mật độ quần thể, pha phát dục phổ biến của loại gây hại chính
  • Yêu cầu của chủ hàng.
  •  Lấy mẫu đại diện của lô hàng trước khi khử trùng
  •  Lập biên bản khảo sát khử trùng.

Bước 2: Lập phương án khử trùng:

Chuẩn bị vật tư trang thiết bị thực hiện:

  •  Thuốc khử trùng Quickphos 56%
  • Thuốc phun vệ sinh ( thuốc actellic 50EC)
  • Bạt khử trùng chuyên dụng ( nếu khử trùng chụp bạt
  • Giấy Kraft
  • Bột quấy hồ, băng dính
  • Giấy hoặc khay đặt thuốc
  • Găng cao su, khẩu trang
  • Mặt nạ phòng độc
  • Quạt thông thoáng sau khi khử trùng
  • Bộ dụng cụ y tế sơ cứu
  • Biển cảnh giới và các hướng dẫn , quy định trong quá trình khử trùng
  • Nhân lực cần thiết để khử trùng kho hàng

Lập biểu mẫu cho các bước thực hiện

  •  Lập danh sách những người tham gia khử trùng, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
  •  Lập lịch thực hiện từng công đoạn: thời gian làm kín, đặt thuốc, niêm phong, thời gian xả thuốc
  • Tính toán lượng thuốc xông hơi cần.

Bước 3: Thực hiện khử trùng

  • Đối với khử trùng trùm bạt :  chuyển bạt lên trên nóc lô hàng và tiến hành kéo bạt sang hai bên để trùm kín lô hàng. Lấy rắn cát chèn chân bạt .
  • Nếu sàn kho hoặt địa điểm khử trùng xông hơi không đảm bảo, phải trải bạt xuống dưới kệ hàng để tránh sự thất thoát của thuốc.
  • Kiểm tra độ kín của bạt, nếu rách phải làm kín bằng băng keo hoặc giấy kraft và hồ dính.

Bước 4 : Phun vệ sinh

  • Phun vệ sinh xung quanh lô hàng khử trùng hoặc xung quanh khu vực kho để tránh sự lây nhiễm trở lại của côn trùng từ bên ngoài sau khi kết thức khử trùng
  • Do một số cá thể côn trùng bay hoặc di chuyển ra bên ngoài không gian khử trùng trong quá trình tiến hành khử trùng

3. KHỬ TRÙNG KHO KÍN, NHÀ XƯỞNG TRỐNG

                                                                                     

Có 2 phương pháp khử trùng nhà kho , nhà xưởng trống trước khi nhập hàng

Phương Pháp 1 : Khử trùng dạng thuốc viên, ủ thuốc trong kho từ 5-7 ngày

  • Dùng trong trường hợp kho nhỏ , thể tích khử trùng kho nhỏ
  • Thuốc được ra đều trong kho
  • Dán kín kho và ủ thuốc trong vòng 5-7 ngày
  • Dán biển cảnh báo và niêm phong kho
  • Thông thoáng kho , thu gom bã thuốc xử lí

Phương Pháp 2 : Phun sát trùng khử trùng kho bằng thuốc phun dạng nước

  • Các thuốc phun được đề nghị là ACTELIC 50EC, PERMECIDE 50EC , CYPADO 50EC, SUMITHION 50EC…
  • Dùng trong trường hợp kho có diện tích lớn
  • Phun và nhập hàng nhanh hơn việc khử trùng kho dạng ủ thuốc
  •      Xử lí nhanh gọn, tiết kiệm chi phí khử trùng

    4.KHỬ TRÙNG NHÀ MÁY : DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT , HÀNG ĐÓNG BAO , HÀNG ĐỔ XÁ , SILO , BIN, PHUN KHỬ TRÙNG KHO , PHUN CÔN TRÙNG NHÀ MÁY , KHỬ TRÙNG PALLET, KHỬ TRÙNG TÀU BIỂN, SÀ LAN

                                                                                 

     

  •  

  •  

  •                

  • Khử trùng nhà máy gồm các dạng khử trùng sau

  • khử trùng hệ thống dây chuyền sản xuất ,Bin : diệt mọt, côn trùng trong các dây chuyền sau một thời gian dài sản xuất, thường sinh ra nhiều mọt và côn trùng . Mọt và côn trùng trong dây chuyền khi sản xuất sẽ có trong hàng thành phẩm , gây chất lượng xấu tới sản phẩm và thương hiệu công ty.
  • Khử trùng hệ thống Silo: Silo luôn chứa lượng hàng lớn để sẵn sàng phục vụ sản xuất. Vì thế việc côn trùng , mọt sinh sôi trong silo là điều dễ dàng. Lúc này, việc cần là các công ty khử trùng tới khảo sát và tiến hành hun trùng silo diệt mọt định kì .
  • Khử trùng hàng đóng bao chất cây, chất lô và hàng đổ xá : Cty chúng tôi nhận khử trùng trùm bạt cho các lô hàng trong kho và những khoang hàng đổ xá trong nhà máy .Việc khử trùng giúp côn trùng trong lô hàng không lây lan và ảnh hưởng tới các lô hàng khác, cũng như đảm bảo nhà máy tránh côn trùng sinh sôi nảy nở.
  • Khử trùng tàu biển, sà lan, xe tải , xe container : Khử trùng tàu biển, tàu hàng tại cảng, tại sông được chúng tôi làm trên toàn quốc .Ngoài ra, khử trùng các xe tải , xe container chứa hàng côn trùng gây hại , không nhập được hàng, công ty chúng tôi cũng làm trên toàn quốc .
  • Khử trùng pallet gỗ , thùng gỗ , kiện gỗ : Việc khử trùng pallet gỗ , kiện gỗ  thùng gỗ … trước khi xuất nhập khẩu là điều mà tất cả các công ty đều phải có trước khi xuất hàng. khử trùng pallet gỗ đạt tiêu chuẩn  quốc tế ISPM 15 , và cấp chứng thư hun trùng , giấy xác nhận hun trùng đầy đủ
  • Phun côn trùng nhà máy  nhận phun sát trùng kho , phun côn trùng kho như ruồi, muỗi ,kiến , gián, rệp, nhện , mọt , mối , sâu , …. trong các nhà máy . Thường thì việc phun này phải diễn ra định kì 1 tuần/1 lần trong các nhà máy để con trùng không kịp lây lan trong toàn nhà máy.

BÀI VIẾT KHÁC

Hỗ trợ trực tuyến

Kỹ thuật

0896.739.622
Danh mục