Dịch vụ diệt mối tận gốc

Loài Mối

Mối – loại côn trùng có tập tính xã hội đa dạng hình thái. Được kế thừa sự chuyển hóa từ hàng triệu năm trước, mối dần phân hóa thành nhiều dạng khác nhau với nhiều chức năng khác nhau dựa trên cấu tạo của cơ thể: Mối chúa, mối lính, mối thợ. Chúng tạo thành 1 thể thống nhất mà nay chúng ta gọi là tổ mối.

Tổ chức loài mối

Mối chúa:

Mối chúa

Mối chúa

Ra đời như là 1 con cái giống, được trời phú cho cặp cánh. Với cặp cánh trên lưng, mối chúa cùng loạt con cái cùng con đực lũ lượt bay ra khỏi tổ – gọi là sự phân đàn. Sau một khoảng thời gian bay nhảy, mối chúa sẽ chọn 1 nơi thích hợp để dừng chân. 2 cánh của mối chúa sẽ rụng đi và nó sẽ tìm kiếm một con đực thích hợp làm bạn tình. Và rồi 1 tổ mới sẽ bắt đầu từ đây. Mối chúa lúc trưởng thành sẽ có kích thước to lớn dài tầm 12 cm và chính là 1 chiếc máy đẻ đúng nghĩa kể cả đen lẫn bóng. Tốc độ đẻ trung bình mà người ta đo được ở mối chúa là 35 trứng/phút. Với khả năng siêu dị đó, mối chúa hầu như không thể cự động được và nó phải nhờ đến sự chăm lo, nuôi nâng của mối thợ.

Mối thợ

Mối thợ

Mối thợ

Có kích thước bé hơn các thành viên khác trong tổ nhưng bù lại chúng chiếm số lượng đông nhất. Mối thợ được giao nhiệm vụ tinh sửa, xây đắp kiến trúc trong tổ, thu nhặt, chế biến thức ăn, nuôi nấng các cá thể mối khác trong tổ (chăm coi trứng, ấu trùng & nhộng).

Mối lính:

Mối lính

Mối lính

Được sinh ra với tầm vóc to lớn của một chiến binh, cùng bộ hàm sắc như cặp kéo, mối lính có thiên chức bảo đảm an toàn cho tổ tránh sự tấn công của kiến, hay các loại kẻ thù khác ngoài thiên nhiên.

Phân loại mối

Theo các tài liệu của viện côn trùng, thì con người ta phân loại mối theo thhức ăn.

Mối gỗ khô:

Đây là nguyên nhân chính về các thiệt hại của các kiến trúc nhà cửa, đồ gỗ trong gia đình.

Đúng với tên gọi, mối gỗ khô tỏ ra đầy thích thú với việc xây tổ trong thân gỗ. Thay vì tiêu thụ nước như các loài côn trùng khác, mối gỗ khô lại hấp thụ nước từ gỗ và môi trường ẩm thấp. Sở hữu bản tính ẩn nấp trong lòng gỗ, âm thầm tàn phá cho đến khi cây gỗ bị hư hại nặng nề tới mặt ngoài thì lúc đó đã quá muộn. Đây là 1 trong những lý do để chúng ta phải liên tục để ý đến những đặc điểm đồ vật đã bị mối gỗ khô tấn công.

Mối gỗ khô

Vậy dấu hiệu nào để bít mối gỗ khô đã tấn công kiến trúc gỗ nhà bạn? Sau khi mối tiêu hóa gỗ, thì mối gỗ khô sẽ đẩy chất thải ra phía ngoài tổ. Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ rệt nhất để chúng ta biết được gỗ đã bị mối tấn công.

Mối gỗ ẩm:

Mối gỗ ẩm

Mối gỗ ẩm

Chúng thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết.

Sở hữu hình thù to lớn dị thường tầm 3 cm. Mối gỗ ẩm là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử có niên thọ hàng trăm năm.

Mối đất:

Mối đất

Mối đất

1 trong 2 kẻ song sát (mối gỗ khô) gây thiệt hại nặng nề cho các công trình kiến thúc, vật liệu, đồ gỗ của con người.

Nếu như mối gỗ khô chuyên đi săn lùng gỗ, thì mối đất lại cư trú trong lòng đất, phía dưới công trình kiến trúc, dẫn đến hiện tượng sụt lún, cực kỳ nguy hiểm. Mối đất chọn lòng đất, mùn để làm tổ bởi vì độ ẩm thấp dưới khu vực đó cao rất nhiều hơn trong gỗ. Với điều kiện trú ẩn hấp dẫn như vậy, mối đất có biệt tài bành trướng tổ cực lớn, có thể chứa cả triệu cá thể mối, và có độ rộng từ 20 đến 25 mét.

Đôi nét về tổ mối

Tổ mối đất trong nhà

Tổ mối đất trong nhà

 

Thành tổ mối được xây dựng bởi nước bọt + chất thải của chính chúng. Mối thợ chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ xây dựng này. Bên ngoài tổ được bao phủ bởi 1 lớp trường thành cực kỳ cứng cáp. Ở giữa bức tường này và tổ mối cũng được mối thợ khéo léo chừa những ống dẫn không khí từ bên ngoài vào tổ. Trung tâm tổ mối thì được phần làm nhiều phòng với nhiều chức năng khác nhau bao gồm: Phòng lớn nhất là nơi để mối chúa cư ngụ và đẻ trứng. Những cái trứng được vận chuyển sang các phòng lân cận. Tại đây trứng sẽ phát triển thành ấu trùng và nhộng mối. Ngoài ra, mối thợ cũng bố trí các nhà kho chứa lương thực dữ trữ cùng phòng chuyên chứa và xử lý chất thải. Tổ mối rất đa dạng về hình dạng bề ngoài: hình trái lê, hình mái vòm, hình tháp, hình trụ…

Quá trình phát triển của mối

Sơ đồ quá trình phát triển của mối

Sơ đồ quá trình phát triển của mối

Vòng đời của một con mối lớn lên và phát triển bằng hình thái biến thái hoàn toàn, bắt nguồn từ trứng.

Trứng mối xuất phát điểm từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn -> Trứng mối sau 1 thời gian sẽ thành ấu trùng -> Sau vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con -> Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ phát triển hoàn toàn thành mối trưởng thành -> Lúc này mối trưởng thành sẽ có thể phát triển thành 1 trong 3 loại mối chúa, mối thợ, mối lính.

Với những tổ mối vừa mới được thình thành, nhộng con của lứa mối đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác dần xuất hiện ngẫu nhiên ở những lứa tiếp theo.

Mối ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của loài người

Vấn đề mối tấn công, phá hủy các công trình kiến trúc, nhà ở, di tích lịch sử, khu bảo tồn giá trị, cây trồng,… luôn là nỗi lo canh cánh hằng đêm của người tiếp quản. Dù chưa có người nào tổng hợp được số liệu thiệt hại đến mức nào, nhưng giá trị thất thoát, tiêu hao do hậu quả của việc mối tấn công không dừng lại ở 1 con số nhỏ.

Mối làm mục trần nhà

Mối làm mục trần nhà

Không chỉ xâm phạm và nhà lá, nhà tre, với bộ hàm sắc nhọn, mối tấn công liên tục vào những công trình kiến trúc kiên cố, dù cho chúng được gia cố bằng bê-tông cốt thép. Thâm nhập vào các đường dây cáp, khu vực kho, xưởng, mạch điện tử gây ngưng hoạt động các công trình có tính kỹ thuật cao. Và chi phí khắc phục những hậu quả này không hề nhỏ, đặc biệt nếu các mục tiêu tấn công của mối có nguồn gốc từ các nguyên liệu quý hiếm, hay những ấn phẩm, sách vở có giá trị tăng theo thời gian, rồi những hiện vật đang được bảo tồn có giá trị thẩm mỹ, tinh thần rất cao,… thì hệ quả hư hại không thể tính bằng hiện kim.

Mối đục chân tường

Mối đục chân tường

Xuất phát điểm từ tổ, mối bắt đầu la liếm, tấn công các loại kiến trúc nội thất cùng nhiều loại đồ đạc bằng gỗ – giàu chất cen-lu-lô. Nhìn bề ngoài các đồ vật này tưởng chừng như nguyên vẹn, nhưng thật ra sâu bên trong chúng đã bị mối gặm sạch rỗng, buộc phải thay mới để đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng thực tế.

Không dừng lại ở việc phá hoại đồ gỗ, mối còn xâm hại những loại máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao. Chúng luồn lách và những khe hở nhỏ, rồi đắp đất để đi. Do đất mà mối đắp luôn trong trạng thái ẩm ướt, khiến các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ nguy hiểm.

Sự việc không dừng lại như thế, chúng còn làm tổ dưới lòng đất. Mối sẽ đùn đất qua các khe nức, khe hở trên nền nhà. Đất được đùn lên càng nhiều thì nền móng của nhà càng rỗng, dẫn đến hiện tượng sụt lún nền móng của nhà ở.

Cách thức diệt mối

Thường diệt mối tận gốc thì chúng ta sẽ thực hiện theo 2 cách:

Phương pháp sinh học:

  1. Khảo sát hiện trường đã bị mối tấn công
  2. Đặt các hộp nhử mối xung quanh khu vực nghi ngờ có mối xuất hiện
  3. Chờ đợi mối tấn công vào hộp nhử mối
  4. Cách ly các hộp nhử mối (đã bị mối tấn công) này vào 1 khu vực riêng biệt rồi dùng chế phẩm sinh học, thuốc diệt mối phun vào bên trong các hộp nhử mối đó
  5. Trả lại vị trí ban đầu của hộp nhử
  6. Mối dính thuốc trong hộp nhử sẽ về tổ và lây thuốc cho các thành viên khác trong tổ, kể cả mối chúa
  7. Dọn vệ sinh.

Phương pháp hóa học:

Dùng các hóa chất diệt mối dạng dung dịch phun thẳng vào con đường mà mối hay đi, nơi bị mối xâm hại hòng diệt mối thợ. Tiếp tục phun lên các bề mặt bằng gỗ, kẽ tường, để chặn đường xâm nhập từ ngoài của mối vào công trình.

BÀI VIẾT KHÁC

Hỗ trợ trực tuyến

Kỹ thuật

0896.739.622
Danh mục